Lớp 10A2 Đoàn Kết
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Lớp 10A2 Đoàn Kết

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Vụ án Lệ Chi Viên

Go down 
Tác giảThông điệp
1KẻTìnhSi
Lớp Trưỡng
Lớp Trưỡng
1KẻTìnhSi


Tổng số bài gửi : 105
Age : 31
Location : Từ Đại Dương Tiến Hóa Bước Lên Lục Địa
Registration date : 17/12/2007

Vụ án Lệ Chi Viên Empty
Bài gửiTiêu đề: Vụ án Lệ Chi Viên   Vụ án Lệ Chi Viên EmptySat Feb 23, 2008 10:21 pm

Tuần vừa qua lớp mình học Văn, bạn Kim Dung đã hỏi Vụ án Lệ Chi Viên như thế nào và thầy Lịch cũng kể sơ qua cho chúng ta nghe về vụ án này. Nhưng hôm nay để giải tỏa mọi sự mờ mịt về tri thức và những suy nghĩ lệch lạc mình xin post bài nói về Vụ án nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam này.

Vụ án này xảy ra bởi Sự uẩn khuất và được xây dựng trên truyền thuyết do người đời kể lại.

Truyền Thuyết
Cái truyền thuyết này nhằm đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ,giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần. Họ cho rằng đây là thuật tuyên truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân. Ngày nay truyền thuyết này bị bác bỏ và không được xác chứng.

Diễn biến Vụ việc-xây dựng hình ảnh hiện trường:
Ngày 27/7/1442, Vua Lê Thái Tông đi duyệt quan ở Chí Linh, Hải Dưỡng. Trên đường về kinh đô vua đã ghé qua thăm Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi tiếp đón vua ở Côn Sơn nơi Nguyễn Trãi sinh sống. Ngày 4/8 vua đến Lệ Chi Viên (Ninh Bình ngày nay), cùng đi với Vua là Nguyễn Thị Lộ(Lúc đó Nguyễn Trãi 62 tuổi, Thị Lộ 40 tuổi, Vua chỉ 20 tuổi, dưới nhan sắc tuyệt trần của Nguyễn Thị Lộ, cùng với tài văn chương hay đã làm vua động lòng sũng ái dẫn về cung dạy cho các công chúa).Khi đến Lệ Chi Viên,vua thức suốt đêm uống rượu và người hầu rượu bên cạnh vua là Nguyễn Thị Lộ,do 1 nguyên nhân khách quan Vua đã băng hà vào đêm hôm đó. Ngày 6/8 mới về đến cung điện, đêm hôm đó phát tang, các quan văn võ tuyên bố Nguyễn Thị Lộ đã giết vua và tru di tam tộc Nguyễn Trãi.
Nguyên Nhân-Phá án theo bước chân lịch sử
Ngoài suy đoán căn cứ vào sử sách, mới đây các nhà nghiên cứu tham khảo gia phả dòng họ Đinh là con cháu của công thần Đinh Liệt nhà Hậu Lê (công bố trong tác phẩm "Nhìn lại lịch sử" của Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ) và phát hiện nhiều bài thơ của chính Đinh Liệt để lại. Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua Lê Thái Tông.
Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua đã có 4 con trai. Con lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ vua Thái Tông. Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ.

Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi Dân mà lập Bang Cơ. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.

Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước. Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.

Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình và phải thụ án.

Theo sử sách, vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình thực ra chính là thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con, ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói: "Ta hối không nghe lời Thắng, Phúc". Các nhà nghiên cứu cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông. Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này.

Chính bởi ngôi vua của Lê Nhân Tông có phần "không chính" nên sau này, năm 1459, con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân lấy lý do để làm binh biến giết hai mẹ con Nguyễn Thị Anh. Trong bài chiếu lên ngôi, Nghi Dân nói rõ: "Diên Ninh (niên hiệu của vua Nhân Tông) vốn không phải là con của tiên đế (Thái Tông)..."

Dù sao đi nữa, chuyện Bang Cơ có phải con vua Thái Tông thực hay không nhưng cũng như Tần Thủy Hoàng, ngôi chính của ông đã định, bởi thế những người phản lại như Lê Nghi Dân nhà Lê hay tướng Phàn Ô Kỳ nước Tần vẫn bị coi là "nghịch", là trái lẽ.
Về Đầu Trang Go down
https://lop10a2.123.st
 
Vụ án Lệ Chi Viên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 10A2 Đoàn Kết :: Học Tập :: Văn Học-
Chuyển đến